Khắc phục tình trạng nướu răng bị hở như thế nào? răng sứ titan có tốt không? Nướu răng bị hở sẽ không gây nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về căn bệnh này cũng như cách chữa trị hiệu quả nhé.
Tình trạng nướu răng bị hở |
Nướu răng bị hở là gì?
Trong nha khoa, hiện tượng nướu răng bị hở là tình trạng phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống cuống răng phía sâu bên dưới, làm hở phần chân răng. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một số răng, một hàm hoặc cả hai hàm kèm theo chảy máu nướu, sưng nướu, hôi miệng,…
Đây là dấu hiệu cảnh báo chân răng bị mất xi măng, mòn cổ chân răng và lộ ngà răng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây bệnh cho răng, nặng hơn có thể dẫn đến mất răng vĩnh viễn.
Nguyên nhân khiến nướu răng bị hở
- Chải răng quá mạnh: Việc chải răng quá mạnh gây mất men răng và cement chân răng (có thể xảy ra từ từ hoặc đột ngột) dẫn đến nướu răng bị hở. Nếu tổ chức cứng của răng bị mòn nhanh có thể gây buốt răng, nếu mòn từ từ thì không bị buốt răng vì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng.
- Do bệnh lý: Một số bệnh ký như viêm lợi, viêm chân răng, viêm nha chu làm cho lợi bị tổn thương. Khi lợi bị chảy máu và sưng tây do vi khuẩn xâm nhập, các tổ chức xung quanh răng bị tác động lâu ngày phần lợi bị tụt xuống, làm cho chân răng dài ra.
- Do sang chấn: Các sang chấn khớp cắn là yếu tố phối hợp làm trầm trọng tình trạng co lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm hay sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng. Đây còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng.
Khi nướu răng bị hở, nếu không chữa trị sớm sẽ trở nên nguy hiểm, dẫn đến các tác hại như:
- Răng sẽ bị dài ra nhiều hơn, các kẽ răng xuất hiện và thức ăn dắt vào bên trong, nhất là vùng răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
- Ở những răng có phần lợi bám dính ít và mỏng, nếu kèm theo tụt lợi sẽ không còn lợi che phủ cổ răng và chân răng. Những vùng này sẽ dễ bị mòn do cọ sát từ thức ăn hoặc bàn chải khi chải răng, gây nên tình trạng ê buốt cho bệnh nhân khi ăn nhai.
- Nếu nướu răng bị hở kèm theo viêm nha chu thì tình trạng răng bị lung lay dẫn đến mất răng rất dễ xảy ra.
Cách khắc phục nướu răng bị hở
Chữa trị tại nhà
Những biện pháp trị bệnh tại nhà chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh mới chớm hình thành hoặc phần lợi chưa tụt xuống quá sâu:
- Trà xanh: Súc miệng bằng nước lá trà xanh hàng ngày, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Dầu mè: Đun ấm 1-2 thìa dầu mè, nhúng bài chải đánh răng vào dầu và chải răng trong vài phút.
- Nha đam: Dùng phần gel nha đam bôi lên vùng lợi bị tụt và để khoảng 3 -5 phút, sau đó xúc miệng lại thật sạch bằng nước. Thực hiện 2 lần/ngày vào sáng và tối cho đến khi thấy kết quả.
Chữa tại nha khoa
Các cách chữa nướu răng bị hở tại nhà chỉ có tác dụng khi tình trạng bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu và phải kiên trì thực hiện. Vì vậy, bạn nên đến nha khoa để lấy cao răng, loại bỏ vi khuẩn và điều trị bệnh. Tuỳ theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định chữa trị bằng phương pháp phù hợp, một số cách như dùng thuốc bôi, lazer kết hợp bôi dung dịch, trám răng hoặc ghép vạt lợi được áp dụng phổ biến và hiệu quả đối với nướu răng bị hở.
Bài viết được trích nguồn tại: https://chiphiniengrangnk.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT