Răng bị ê buốt là tình trạng mà nhiều người gặp phải, muốn biết được phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa hiệu quả thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân khiến răng ê buốt. Bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn thông tin vấn đề này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Răng ê buốt do nhiều nguyên nhân* |
3 nguyên nhân răng bị ê buốt bạn nên tìm hiểu
Răng bị ê buốt hay còn gọi là răng nhạy cảm khiến bạn gặp khó khăn trong ăn nhai, đặc biệt là khi ăn, uống đồ ngọt, lạnh, cứng, món cay, chua... Làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Tình trạng này mặc dù không quá nguy hiểm nhưng chúng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng mà bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị kịp thời. Dưới đây là các nguyên nhân khiến răng ê buốt.
Răng ê buốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng hay viêm tủy. Viêm nha chu do cao răng gây ra, nướu sẽ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra tình trạng ê buốt. Khi răng bị mẻ do sâu răng hoặc bị viêm tủy, các vi khuẩn dễ dàng tấn công vào tủy và khiến răng ê buốt ngay cả khi không ăn nhai. Ưu điểm khi niềng răng invisalign https://cutt.ly/uwRiehlf
Nếu bạn vừa mới tẩy trắng răng hay bọc răng sứ thì tình trạng ê buốt răng cũng có thể xảy ra nếu bác sĩ thực hiện không đúng quy trình và sai kỹ thuật gây ra biến chứng.
Răng bị mòn men răng do ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao như bánh, kẹo, soda,... lớp men răng của Khách hàng sẽ nhanh chóng bị xói mòn. Nếu không có biện pháp điều trị và bảo vệ răng kịp thời sẽ khiến răng bị ê buốt.
Điều trị ê buốt răng tại nha khoa uy tín* |
Khắc phục tình trạng răng bị ê buốt
Tình trạng răng ê buốt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe răng miệng của bạn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu răng ê buốt, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nêu ê buốt răng do mắc các bệnh lý răng miệng thì cần điều trị dứt điểm bệnh lý đó. Tiến hành lấy cao răng nếu bị viêm nha chu hay viêm nướu, nếu bị sâu răng thì làm sạch ổ sâu và sau đó trám bít lỗ lại để ngăn không cho vi khuẩn tấn công. Trường hợp răng bị viêm tủy thì bác sĩ sẽ lấy hết phần tủy viêm và bọc lại răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả.
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như ngăn chặn tình trạng răng bị ê buốt thì bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng khoa học, thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích.
TG: VT