Cầu răng sứ là gì? Cầu răng sứ là phương pháp hục hình giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng răng bị mất hiệu quả trên cung hàm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ phương pháp này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp mài hai răng thật ở hai đầu răng đã mất làm trụ để đặt dãy mão sứ gồm 3 răng giả tương ứng lên trên. Cầu răng sứ có thể áp dụng cho hầu hết vị trí mất răng, bao gồm cả răng hàm, miễn răng ở hai bên khoảng trống mất răng vẫn còn khỏe mạnh.

Cầu răng sứ là gì*
Điểm đáng lưu ý của phương pháp này là trước khi đặt mão sứ lên, Bác sĩ buộc phải mài răng thật. Vì thế, khi đã áp dụng phương pháp này thì không thể phục hồi men răng như trước được.
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp là gì?
Ưu điểm
- Đạt thẩm mỹ và chức năng nhai như răng thật.
- Thời gian thực hiện nhanh: khoảng 3 ngày để hoàn thiện.
- Chi phí thấp hơn implant.
- Tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, có thể lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.
Nhược điểm
- Phải mài tạo hình vào 2 răng bên cạnh.
- Không áp dụng được với trường hợp răng trụ yếu, khoảng mất răng dài do trụ cầu không đủ lực để nâng đỡ cho cầu răng.
- Dễ mắc thức ăn dưới nhịp cầu gây hôi miệng.
- Khi răng trụ bị yếu đi, bạn phải thay cầu răng sứ mới.
Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Khách hàng sẽ được đưa đi chụp X – quang để các nha sĩ nắm được chi tiết tình trạng răng miệng. Sau khi đã có kết quả, bạn sẽ được các nha sĩ tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp. Tại đây, khách hàng sẽ được tư vấn hoàn toàn không mất phí.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng
Cầu răng sứ là gì? Nếu răng của bạn có thể thực hiện làm cầu răng, các bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ và tiến hành chăm sóc để chuẩn bị cho các bước sau.
Bước 3: Gây tê và tiến hành mài cùi răng
Để giảm đau trong khi mài cùi răng, bạn sẽ được gây tê tại chỗ.
Với kinh nghiệm và chuyên môn của mình, các nha sĩ sẽ tính toán để không gây hại đến sức khỏe của khách, đồng thời để cầu răng vững chắc nhất có thể.

Cầu răng sứ cho hàm răng đều đặn và chắc khỏe*
Bước 4: Lấy dấu răng
Đây là bước thiết yếu để xác định kích thước và hình dạng răng của bạn. Bước này sẽ được thực hiện bởi dụng cụ chuyên dụng an toàn. Dựa vào kết quả lấy dấu răng, Nha khoa sẽ thiết kế cầu răng phù hợp với từng người.
Bước 5: Phục hình và cố định cầu răng
Đây là bước cuối cùng, các nha sĩ sẽ gắn cầu răng đã được thiết kế trước đó lên trụ răng. Sau đó sẽ chỉnh lại để hàm răng của bệnh nhân vừa đẹp vừa thuận tiện trong việc sinh hoạt, ăn uống. Sau khi kết thúc quá trình làm cầu răng, bạn sẽ được các nha sĩ dặn dò và đặt lịch tái khám, kiểm tra.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cầu răng sứ là gì mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng tốt hơn.