Nhức răng sau khi trám là hiện tượng khá phổ biến xảy ra nếu nha sỹ thực hiện không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và việc tìm ra nguyên nhân cụ thể sẽ giúp cho nha sỹ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
>>Xem thêm: niềng răng chữa cười hở lợi
Các nguyên nhân nhức răng sau khi trám |
Các nguyên nhân nhức răng sau khi trám
Nhức răng sau khi trám là hiện tượng thường gặp phải ở nhiều người, nguyên nhân là vì:
Hở miếng trám
Việc miếng trám bị lệch hoặc bị hở ra sẽ khiến cho nước bọt, thức ăn cũng như vi khuẩn bị nhét vào bên trong, lâu dần gây ra tình trạng viêm nhiễm và khiến bệnh nhân đau nhức. Lúc này, để khắc phục, cách duy nhất là bệnh nhân phải đến các cơ sở chuyên khoa giỏi để chỉnh hình và trám lại những chiếc răng đó.
Không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng
Có những trường hợp, lỗ sâu trên mặt răng rất nhỏ nên bác sĩ không kiểm tra kỹ càng và trám răng. Nhưng thực tế, buồng tủy của bệnh nhân đã bị viêm hoặc ảnh hưởng quá lớn nên cần phải lấy tủy răng và điều trị triệt để trước mới không gây đau nhức sau trám răng.
Miếng trám gây nên các kích thích
Một trong những nguyên nhân gây nhức răng sau khi trám không thể không nhắc tới đó là kích ứng từ miếng trám. Có nhiều bệnh nhân bị kích ứng từ vật liệu trám và cũng có trường hợp miếng trám có chất lượng không tốt cũng sẽ gây đau nhức cho người bệnh. Lúc này, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để thay thế miếng trám cũ bằng một miếng trám tốt hơn, phù hợp hơn.
Áp lực trong quá trình trám và do đèn chiếu
Trong ca trám răng, bác sĩ có thể dùng áp lực để nén những vật liệu vào trong các lỗ thủng cần trám nên làm dịch trong ống ngà bị di chuyển, gây ra cảm giác đau nhức.
Có nhiều trường hợp bác sĩ chiếu đèn nhằm làm thuốc cứng lại trong quá trình trám răng. Nhưng với vật liệu composite thì hoàn toàn không có lợi, composite có xu hướng co về phía nào có đèn nên sẽ tạo ra một khoảng trống giữa mặt liên kết của ngà răng với composite. Rồi sau đó dịch ngà sẽ lấp đầy khoảng trống nên sau trám răng, áp lực nhai sẽ khiến cho dịch ngà di chuyển và gây đau nhức.
Khắc phục tình trạng đau nhức răng sau khi trám
Để phòng tránh cũng như khắc phục nhức răng sau khi trám, bạn cần:
- Đắp gừng, tỏi lên vùng răng bị ê giúp giảm nhanh cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối để ức chế vi khuẩn trên răng.
- Chườm nóng hoặc dùng đá lạnh chườm lên vùng răng bị ê.
Khi bạn cảm thấy tình trạng ê nhức kéo dài lâu ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm, để khắc phục đau nhức, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau: Trường hợp vết trám bị hở hoặc lỗ sâu răng, tủy răng không được làm sạch, điều trị triệt để dẫn đến trám răng xong bị nhức, đau, ê buốt, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau để ức chế sự hoạt động của vi khuẩn gây đau nhức răng tạm thời.
- Tiến hành tái trám nhanh chóng: Nếu không thực hiện trám răng đúng cách, vết trám bị hở sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn xâm nhập với mô răng, gây tổn thương cấu trúc nặng nề và các bệnh lý phức tạp hơn. Vì thế, các bác sĩ sẽ tháo bỏ lớp trám cũ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó tiến hành trám bít đúng kỹ thuật, không sai sót, tình trạng ê nhức mới có thể chấm dứt.
- Chỉ tiến hành trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm giúp thực hiện quy trình trám răng đúng tiêu chuẩn từ việc điều trị nội nha triệt để đến kỹ thuật hàn trám chuyên nghiệp.
- Nha khoa có vật liệu trám an toàn, không biến chứng; trang bị máy móc kiểm tra hiện đại xác định tình huống răng đã điều trị hết các bệnh lý mới trám, kiểm tra vùng răng sạch sẽ hoàn toàn sau khi thực hiện trám răng.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về các nguyên nhân gây nhức răng sau khi trám mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện cũng như kinh nghiệm hữu ích chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Bài viết được trích nguồn tại: https://chuaholoi.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT