Tin mới

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2022

Chảy máu chân răng ở bà bầu

 Chảy máu chân răng ở bà bầu là trường hợp thường gặp và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng từ bệnh lý răng miệng có thể khiến tâm lý của mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây. 

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ xảy ra nhiều thay đổi về ngoại hình và sức khỏe. Đặc biệt, răng miệng trong thời gian này sẽ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và sự thay đổi hocmone của cơ thể người mẹ. Chảy máu chân răng là điều không thể tránh, nếu phát hiện và điều trị tốt sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Chảy máu chân răng ở bà bầu-1

Nguyên nhân chảy máu chân răng ở bà bầu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng khi mang thai như:

- Sự thay đổi nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ progesteron tăng khiến vi khuẩn gây viêm nướu phát triển dễ dàng. Lượng hocmone cũng tăng khiến mô nướu nhạy cảm hơn, phản ứng quá mức với mảng bám. Nếu mẹ bầu trước đó đã từng bị viêm nướu, viêm nha chu thì tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu sẽ nặng hơn. 

- Thay đổi môi trường miệng và thói quen ăn uống: Mang thai có thể làm nước bọt tiết ra ít hơn, mà nước bọt lại có vai trò làm trôi mảng bám nên sẽ dẫn đến sâu răng, viêm nướu. Ngoài ra, ăn uống đầy đủ chất, thích ăn đồ ngọt, tinh bột của bà bầu cũng tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. 

- Nôn nghén: Những người bị nghén trong thai kỳ, răng nướu dễ chịu ảnh hưởng bởi các tác động của thai kỳ. Nếu ói thường xuyên, răng nướu phải chịu liên tục môi trường axit có hại, điều này sẽ không hề dễ chịu đối với các mẹ trong những tháng đầu. 

- Nhạy cảm giác quan: Mẹ bầu khi mang thai dễ nhạy cảm với mọi thứ. Những thức trước đây bạn không để ý thì sẽ trở nên khó chịu. Mùi vị của kem đánh răng chính là điều ám ảnh của hầu hết mẹ bầu, vì thể họ sẽ lười chăm sóc răng miệng. 

Chảy máu chân răng ở bà bầu-2

Điều trị chảy máu chân răng ở bà bầu thế nào?

Chảy máu chân răng được phát hiện dễ dàng khi bạn chải răng thấy có máu chảy, nướu sưng đỏ, hơi thở có mùi hôi hoặc nhạy cảm với thực phẩm nóng lạnh. Viêm nướu sẽ thường gặp từ tháng 2 đến cuối thai kỳ. Tăng biểu hiện trong những tháng cuối của thai kỳ và mẹ bầu nên:

- Hãy đến nha sĩ kiểm tra răng miệng định kỳ và vệ sinh răng miệng đúng cách. Cần báo cho bác sĩ biết về tình trạng mang thai của mình. Bác sĩ sẽ có những lưu ý cụ thể cũng như có những cách điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến thai nhi. 

- Nguyên tắc chăm sóc răng miệng thông thường là chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút với kem đánh răng chứ fluor và dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hằng ngày. Giai đoạn này nướu rất nhạy cảm, bạn nên dùng bàn chải mềm, không quá cứng, chải nhẹ nhàng. Có thể dùng bàn chải điện nhưng thao tác phải nhẹ nhàng.

- Nếu nhạy cảm với mùi của kem đánh răng, bạn hãy thử đổi một loại khác dành riêng cho mẹ bầu hoặc những loại kem đánh răng có mùi dễ chịu hơn. 

- Không chỉ răng của bạn cần chăm sóc, mà thậm chí lưỡi, nướu, mô miệng khác cũng cần được chải rửa nhẹ nhàng mỗi ngày. Việc chải lưỡi sẽ giúp làm giảm bớt mảng bám và lượng vi khuẩn có trong miệng.

- Súc miệng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn hàng ngày. 

- Đảm bảo cung cấp đủ các vitamin và chất cần thiết cho quá trình thai kỳ. Đặc biệt là bổ sung vitamin C để có răng nướu khỏe mạnh. Việc quan tâm đến hàm lượng canxi trong khi mang thai cũng vô cùng quan trọng, giúp bạn có được hệ xương và răng chắc khỏe hơn.

Chảy máu chân răng ở bà bầu thường có tỉ lệ cao nhưng bạn vẫn có thể phòng ngừa nếu thăm khám nha khoa và chăm sóc răng miệng thường xuyên. Thực tế, có một số trường hợp viêm nướu nặng gây chảy máu kéo dài thì bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng phác đồ đặc biệt. Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn. 

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Chảy máu chân răng ở bà bầu 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top