Tin mới

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant

  Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant là phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp người bệnh có mật độ xương không đủ để thực hiện implant. Kỹ thuật này sẽ giúp bổ sung thêm xương vào vị trí bị tiêu xương, giúp ổn định cấu trúc và tăng khả năng thành công khi cấy ghép implant. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn ở bài viết sau.

Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant -1
Xương hàm trước và sau khi ghép xương*

Ghép xương nhân tạo là gì?

Ghép xương răng hay cấy ghép màng xương trong cấy ghép implant là kỹ thuật sử dụng những miếng màng xương nhân tạo đặt trực tiếp vào mô mềm vừa được ghép xương. Kỹ thuật này giúp tăng độ dày, giúp xương cứng chắc hơn, cải thiện chức năng sinh lý và thẩm mỹ của song hàm. 

Màng xương sử dụng trong cấy ghép implant là những sản phẩm sinh học nhân tạo tái thẩm thấu dành cho xương và mô. Trong cấy ghép implant, ghép xương nhân tạo không phải là kỹ thuật bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Chỉ trong vài trường hợp xương hàm của bệnh nhân không đủ điều kiện về số lượng, chất lượng thì mới được chỉ định.

Kỹ thuật cấy ghép màng xương thường đi đôi với ghép xương nhân tạo, nhằm bổ trợ cho quá trình ghép xương hàm diễn ra an toàn và xương nhanh tích hợp với cơ thể. 

Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant -2
Ghép xương để nâng đỡ trụ implant vững chắc*

Các loại màng xương nhân tạo 

- Màng xương tự tiêu: Là các loại màng nhân tạo từ Collagen có cấu tạo 3 chiều, thô và xốp, được thiết kế để hỗ trợ mô hướng dẫn và tái tạo xương. Màng có thời gian tự tiêu hủy từ 2 - 3 tháng, tương tự với thời gian phục hồi và tái sinh tự nhiên, hỗ trợ quá trình tích hợp giữa trụ Implant và xương hàm.

- Màng xương không tiêu: Bao gồm các loại màng Cellulose, màng PTFE, lưới Titan tạo khung cứng chắc và ổn định cho vùng ghép, chống lại các lực đè ép từ bên ngoài. Hạn chế của loại màng này là phải thực hiện thêm một lần phẫu thuật để lấy bỏ màng sau thời gian tái tạo xương.

Quy trình ghép xương nhân tạo

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe và chụp phim 3D

Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện ghép xương hay không. Sau đó sẽ tiến hành chụp phim CT để xác định vị trí và lượng xương cần đưa vào xương hàm để cấy ghép.

Bước 2: Sát khuẩn, gây tê

Tiến hành vệ sinh, sát khuẩn vùng cần cấy ghép xương nhân tạo. Để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật. Sau đó bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và gây tê vùng.

Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant -3
Xương nhân tạo*

Bước 3: Thực hiện ghép xương

Bác sĩ rạch 3 đường tạo vạt niêm mạc:

- Rạch 1 đường dọc niêm mạc sống hàm, tương ứng vùng mất răng.

- Rạch 2 đường đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thực hiện các thao tác kỹ thuật.

- Bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật. Sau đó, rạch thêm một đường giảm căng.

- Tiếp tục sửa soạn bề mặt xương bằng các mũi khoan thích hợp.

- Cuối cùng, đặt bột xương và màng xương nhân tạo đúng vị trí cần cấy ghép .

Bước 4: Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng trong ghép xương nhân tạo là bác sĩ sẽ khâu và tạo hình nướu, sát trùng khoang miệng.

Sau khi hoàn thành, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, hẹn lịch tái khám và kiểm tra độ hồi phục của xương đã ghép. Để có thể tiến hành cấy ghép implant với màng xương nhân tạo hoàn chỉnh nhất, bạn cần chọn địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu. Hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm ghép xương nhân tạo và cấy implant an toàn. 

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Ghép xương nhân tạo trong cấy ghép implant 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top